Phản Hồi Của Khách Hàng
"Chị thấy mật thơm ngon em ạ, ngọt tự nhiên, mùi mật thơm, không bị chua"
"Chị thử thấy ngon nhé, đường của em là chuẩn xịn rồi"
Chị Lan Vũ
"Chị nhận được đường rồi, thơm và ngon lắm nhé"
Chị Nga Đỗ
Quy trình sản xuất mật mía như thế nào?
Mật mía là một loại chất lỏng được sản xuất từ nước mía sau khi chưng cất, còn gọi là kéo tre hoặc kéo mật. Trạng thái của mật mía tương tự như mật ong, vì có dạng siro, màu vàng óng ánh và vị thanh ngọt.Sản xuất mật mía là một trong những nghề truyền thống tại nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam, nhất là khu vực trung du phía Bắc cho đến các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.Trong chế biến món ăn hằng ngày như làm bánh, nấu kẹo, nấu chè,… mật mía có thể được sử dụng thay cho đường tinh luyện. Đây không chỉ là một loại đường có vị ngọt thanh giúp cho món ăn trở nên ngon, hấp dẫn hơn, mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.Theo Đông y thường mật mía còn có một số tác dụng như hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa.
2. Cách làm mật mía
Quy trình làm mật mía trải qua 3 công đoạn chính, nhìn chung không quá phức tạp:
Giai đoạn 1: Ép nước míaSau khi thu hoạch mía, người ta bỏ lá và ép lấy nước. Trước đây, người dân tận dụng sức khỏe trâu bò để vắt lấy nước mía.Tuy nhiên, ngày nay người dân có xu hướng sử dụng máy móc để rút ngắn thời gian và cho năng suất lấy nước mía cao hơn.
Giai đoạn 2: Chưng cất nước míaThời gian chưng cất diễn ra từ 10 - 12 tiếng bằng cách đun nước mía trong một cái chảo gang trên ngọn lửa nhỏ.Tùy theo bí quyết riêng, người làm có thể định lượng nước mía khác nhau và vớt bọt mật liên tục trong quá trình chưng cất để thu được mật mía có màu đẹp và thơm ngon.Đặc biệt nhất là việc điều chỉnh lửa cũng rất quan trọng trong việc quyết định mật mía có chất lượng tốt hay không.
Giai đoạn 3: Lóng mậtĐây là giai đoạn giúp mật mía có độ trong và loại bỏ bớt cặn bã. Theo bí quyết của người dân Hòn Rô đã chia sẻ thì người dân ở đây dùng vải (một loại vải mà lính Mỹ thường hay dùng để thả pháo sáng xuống trong đêm) để tiến hành lóng mật.Nói một cách khác, việc chọn vải lọc cũng rất quan trọng vì giúp loại bỏ được chất cặn của mật mía sau khi chưng cất.
3. Mật mía dùng để làm gì?Sở hữu nhiều đặc tính không thua gì mật ong nên mật mía được sử dụng để chế biến món ăn và làm nước sốt chấm bánh. Cụ thể:Ở miền Bắc, người dân sử dụng mật mía trong một số loại bánh như bánh trùng (một loại biến thể của bánh trôi tại Vĩnh Phúc), bánh giò, bánh chay,… và sủi dìn.Ngoài ra, người dân Nghệ An, Hà Tĩnh còn dùng mật mía trong các món kho (như thịt kho, cá kho), món ngọt (như bánh khảo, bánh ngào, chè hạt sen,…) và đồ chấm cho món xôi, sắn luộc,…Ở miền Trung, mật mía thường được sử dụng trong bánh chưng, bánh gai và chè lam.Ở miền Nam, người dân có thể dùng mật mía thay cho đường hay mật ong khi chế biến món ăn.
Đường phên là gì?
Đường phên (hay còn được gọi là đường mía thô, đường nâu hoặc đường thẻ) là một loại đường nguyên sơ thô mộc nhất được sản xuất trực tiếp từ mật mía, và nó có thể được coi là một dạng cô đặc của mật mía. Đường phên không trải qua bất kỳ quá trình chế biến hoặc xử lý nào, do đó nó không chứa bất kỳ chất làm trắng hoặc phụ gia nào. Ngoài ra, đường mía thô còn giữ lại các dưỡng chất của mía, chất xơ và khoáng chất đặc biệt như canxi và chất sắt tự nhiên có trong mật mía, điều này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đường phên dùng để nấu chè, nêm nếm món ăn hằng ngày, làm bánh thay thế cho các loại đường trắng tinh luyện được sản xuất công nghiệp với hàng chục loại hoá chất độc hại là sự lựa chọn thông minh và cực kỳ hợp lý. Đặc biệt, Kho cá thịt, món nướng... ướp mật mía hay đường phên món kho rất ngon, cứng cá, lên màu đẹp, quan trọng là rất tốt vì hoàn toàn tự nhiên.
Đường cát lu là gì?
Đường cát lu (còn được gọi là đường phèn non) là sản phẩm của sự kết tinh trong quá trình lưu trữ mật mía trong lu (chum sành). Đây là sản phẩm kết tinh hoàn toàn tự nhiên 100% từ mật mía nên rất lành tính, có thể sử dụng thay thế đường tinh luyện thông thường.Đường cát lu được sử dụng nhiều trong đồ uống, chế biến món ăn hàng ngày, ngâm trái cây, bánh kẹo hay cho vào trà gừng là biện pháp để khắc phục tại nhà các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn và cảm lạnh…
Để tạo ra được sản phẩm đường cát lu, phải trải qua quy trình sản xuất khá phức tạp và mất nhiều thời gian.1. Ép nước mía:Cây mía sau khi thu hoạch được tước bỏ phần lá, làm sạch và đưa vào máy ép mía để cho ra nước mía.2. Chưng cất:Nước mía được cho vào chảo gang đun sôi. Trong quá trình đun người thợ liên tục vớt bọt, đảo khuấy cho đến khi mật mía có độ đặc sánh và có màu nâu đen như mong muốn. 3. Lưu trữ:Mật mía sau khi nấu sẽ được cho vào lu (chum sành), đậy kín, lưu trữ ở nơi khô ráo thoáng mát đảm bảo VSATTP. Thời gian lưu trữ khoảng 3 - 4 tháng.4. Thu hoạch đường cát lu:Sau thời gian lưu trữ, tiến hành đổ lượng mật mía trong lu ra (đây là phần mật mía chưa được kết tinh) và phần còn lại là đường cát lu kết tinh và bám vào thành lu, sản phẩm sẽ được gỡ ra và phơi đảo dưới trời nắng để có sản phẩm hoàn thiện như mong muốn.
Tại sao lại nên dùng đường phên, mật mía hàng ngày?
Mật mía và đường mía thô có nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe bởi chúng chứa nhiều acid amin cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.Đầu tiên, lượng protein phong phú trong mía giúp bồi bổ cơ thể, loại bỏ độc tố và các chất cặn bã có hại trong cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng để tránh bệnh tật.Mật mía và đường phên cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như B1, B2, B6, C, canxi, photpho, sắt và các acid hữu cơ như acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric.
Đường phên cung cấp canxi và magiê, giúp bảo vệ chống loãng xương. Chỉ cần 1 muỗng canh mật mía đã đáp ứng 8% lượng canxi và 10% lượng magie cần thiết hàng ngày.Ngoài ra, đường phên còn có lợi cho huyết quản. Đối với những người bị thiếu máu, một tình trạng mà cơ thể thiếu hồng cầu, thường cảm thấy mệt mỏi và yếu. Một muỗng canh mật mía chứa 20% lượng sắt cần thiết hàng ngày. Với người thiếu máu, huyết áp thấp bạn nên uống đường mía thô, gừng, sả mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng và cung cấp năng lượng.Đường phên trong cũng rất tốt cho người tiểu đường. Đường từ cây mía là loại đường saccarozơ, là loại đường kép giúp ổn định mức đường trong máu, hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường tốt hơn, từ đó tránh tình trạng tăng đột ngột đường huyết.
Ngoài ra, đường phên còn hỗ trợ ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng do bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, tai biến, và máu nhiễm mỡ. Điều này là nhờ khả năng giúp đào thải hiệu quả cholesterol xấu và triglyceride xấu trong máu ra khỏi cơ thể.Tóm lại, mật mía và đường mía thô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, và rất đáng để sử dụng hằng ngày.
trong quá trình sản xuất đường tinh luyện phải can thiệp hóa chất và công nghệ để đường có màu trắng tinh đẹp mắt. Thứ gia vị mà chúng ta tưởng sạch, an toàn thực chất lại không sạch và an toàn như chúng ta vẫn tưởng.
Trích trong Phòng và trị bệnh theo phương pháp Ohsawa thì Đường thô thiên nhiên (chưa tinh chế) còn các chất khoáng như canxi, kali, các sinh tố B1, B6 ít gây tổn hại xương và ít làm chua máu hơn đường tinh luyện. Nguyên nhân là bởi đường tinh luyện khi đi vào cơ thể sẽ tạo phản ứng axit làm chua máu, dẫn đến loãng xương, sâu răng.
Những tác hại kinh hoàng của đường tinh luyện với sức khỏe 1. Đường tinh luyện gia tăng nguy cơ gây ung thư. Nguyên nhân là do đường tạo ra đột biến glucose, buộc tuyến tụy sản xuất insulin thường xuyên hơn, khiến tuyến tụy làm việc quá sức. Do đó, cơ thể dần mệt mỏi và dễ mắc bệnh tiểu đường. Khi tuyến tụy bị cạn kiệt, không thể cung cấp các enzyme proteolytic đủ để bao vây các tế bào ung thư, nó sẽ không còn khả năng ngăn chặn loại tế bào này lan rộng khắp cơ thể. 2. Đường tinh luyện và đường fructose lấy đi các khoáng chất từ cơ thể. Chúng cũng làm ức chế quá trình hấp thu chất khoáng, nhất là magiê cực kỳ quan trọng cho hơn 300 quá trình trao đổi chất. Từ đó khiến sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, các vi khuẩn và mầm bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể. 3. Do chứa năng lượng rỗng, ăn nhiều sẽ gây cảm giác no nhưng không chứa bất kỳ loại dưỡng chất nào nên đường tinh luyện không tốt cho sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ đang độ tuổi phát triển. Chúng làm cho lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày nhiều hơn lượng calo bị đốt cháy, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. 5. Đường có tính gây nghiện. Nó kích thích hệ thống thần kinh trung ương, tạo cảm giác thèm ăn, buộc cơ thể phải nạp các loại thực phẩm chứa đường ngay lập tức. Đó là lý do tại sao nhà sản xuất luôn cho thêm đường vào các loại bánh kẹo, nước giải khát và đồ ăn nhanh. 6. Đường tinh luyện gây các bệnh về tim mạch. Một cuộc nghiên cứu trên Tập san Hiệp hội Y khoa Mỹ cũng cho biết, tiêu thụ quá nhiều đường sẽ thúc đẩy gia tăng mỡ máu và do đó tăng nguy cơ mắc các chứng về tim mạch. Ông Jean A. Welsh, tác giả nghiên cứu cho biết, "càng tiêu thụ nhiều đường, càng gia tăng nguy cơ mỡ nhiễm máu và chỉ số triglyceride cao, mức cholesterol "tốt" giảm, cholesterol "xấu" tăng" làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. 7. Đường tinh luyện làm giảm thị lực. Theo báo cáo của Hội đồng chống cận thị Nhật Bản, lượng đường nhiều trong cơ thể còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng, mức độ cận thị vì vậy cũng tăng theo. 8. Đường phá hủy các lớp collagen của da, làm mất đi tính đàn hồi của các mô da. Càng nhiều đường trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hóa, da càng nhiều nếp nhăn. Đường tinh luyện là kẻ thù của sắc đẹp.
Theo dõi tôi
Copyrights 2025| Thương Ngô| Terms & Conditions